Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ tư vấn

Hỗ trợ sản phẩm


0934.50.50.40
Hình ảnh thi công
Mối kẻ thù diệt hại rừng trồng
Bạch đàn và keo thuộc tập đoàn cây trồng rừng chính của Việt Nam (chiếm đến 70% diện tích rừng trồng trên toàn quốc), hàng năm sản lượng gỗ nguyên liệu của các loài bạch đàn và keo khoản 14 triệu m3/năm (Tổng cục Lâm nghiệp, 2016), là những loài cây cứu cánh cho người trồng rừng những năm vừa qua. Tuy nhiên, trong quá trình gây trồng, bạch đàn và keo bị rất nhiều loài sâu bệnh gây hại. Trong đó, Mối là đối tượng côn trùng có thể gây chết hàng loạt đối với cây con, thậm chí gây chết đối với cây trưởng thành khoẻ mạnh của rừng trồng bạch đàn và keo.
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nên thành phần loài mối rất phong phú và đa dạng về thành phần loài. Tại mỗi vùng địa lý, chủng loại mối gây hại bạch đàn và keo rất khác nhau dẫn đến các đặc điểm gây hại của chúng có nhiều khác biệt. Do vậy, việc nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ loài mối gây hại chính đối với rừng trồng bạch đàn, keo tại các vùng trọng điểm cụ thể. Từ đó, xác định được phương pháp phòng trừ, khống chế hiệu quả và thân thiện với môi trường, làm tăng năng xuất rừng trồng, góp phần thực hiện tốt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020 và Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiến cao.
Trong năm 2016, Việt Nam đã xác định được đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ loài mối gây hại chính đối với rừng trồng bạch đàn, keo cho một số vùng sinh thái trọng điểm tại 4 tỉnh Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ và Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:
1. Đã xác định được thành phần loài mối ở rừng trồng Bạch đàn uro, Keo lai, Keo tai tượng ở 4 tỉnh miền Bắc Việt Nam (Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ và Thái Nguyên) gồm 19 loài thuộc 9 giống của 2 họ mối Termitidae và Rhinotermitidae, trong đó có 8 loài hại cây. Kết quả điều tra đã bổ sung cho Hòa Bình và Thái Nguyên 5 loài mối, cho Bắc Giang 3 loài và cho Phú Thọ 1 loài.
2. Tỷ lệ cây bị hại và mức độ bị hại đối với Bạch đàn uro, Keo lai và Keo tai tượng cao nhất ở năm thứ nhất, cụ thể tỷ lệ cây bị hại với Bạch đàn uro là 21,7% (ở Bắc Giang) và 32,0% (ở Hòa Bình); với Keo lai là 15,7% (ở Thái Nguyên) và 21,9% (ở Phú Thọ); với Keo tai tượng là 25,8% (ở Hòa Bình); mức độ bị hại cũng có các giá trị tương ứng là 20,0%; 29,6%; 12,3%, 20,6%; 22,4%. Sang năm thứ 2, năm thứ 3 các chỉ số này giảm hẳn (chỉ còn 1/2 - 1/4 so với năm 1). Xác định được 3 loài mối gây hại chính cho rừng Bạch đàn uro, Keo lai, Keo tai tượng là Macrotermes annandalei, Macrotermes barneyi và Microtermes pakistanicus, thuộc nhóm mối có vườn nấm.
3. Mối hại mạnh hơn ở rừng trồng luân kỳ đầu so với luân kỳ sau và hại cây Bạch đàn mạnh hơn so với cây Keo. Đối với rừng Keo tai tượng luân kỳ đầu có tỷ lệ cây bị hại 40,6%, mức độ bị hại 37,1% so với rừng luân kỳ sau các chỉ số tương ứng là 25,8% và 22,4%. Đối với rừng Bạch đàn uro luân kỳ đầu và luân kỳ sau có các chỉ số tương ứng là 52,7% và 51,8% so với 36,1% và 34,6%.
4. Nhóm mối thợ lớn giữ nhiệm vụ kiếm ăn chính trong đàn mối kiếm ăn của 3 loài (chiếm 56,9% đến 80,9%). Cành lá keo phủ cỏ guột là thức ăn phù hợp, với tỷ lệ mối vào hộp nhử 86,7%; hao hụt khối lượng thức ăn 54,7%. Độ sâu 10-30 cm phù hợp nhử 3 loài mối. Đây là cơ sở cho giải pháp tập trung mối để phòng chống.
5. Đối với rừng bắt đầu trồng, sử dụng biện pháp vệ sinh hoặc sinh học cho hiệu quả phòng mối thấp (giảm tỷ lệ cây bị mối từ 10% đến 50%); tưới thuốc hóa học Lenfos 50 EC, Termidor 25 EC ở nồng độ 0,2 - 0,3% xung quanh hố trồng cây cho hiệu quả phòng mối tốt (giảm tỷ lệ cây bị mối khoảng90%); nhúng (hoặc tưới) bầu cây bằng dung dịch thuốc Lenfos 50 EC cho hiệu quả tương đối tốt (giảm tỷ lệ cây bị mối từ 70,6% đến 84,2%). Đặc biệt sử dụng biện pháp đào hố nhử cung cấp thức ăn có sẵn trên rừng, theo hướng quản lý rừng bền vững, đã làm giảm tỷ lệ cây bị mối trên 50%.
6. Biện pháp khả thi trong phòng chống mối cho rừng đang bị hại là sử dụng kết hợp biện pháp đào hố nhử cung cấp thức ăn và nhúng (hoặc tưới) bầu cây trồng dặm bằng dung dịch thuốc Lenfos 50 EC nồng độ 1% - 1,5%, tưới thuốc Lenfos 50 EC nồng độ 0,2% cho cây đã trồng hoặc tưới toàn bộ. Xử lý kép sau 2 tuần.
7. Từ những kết quả thử nghiệm, bước đầu nhận thấy rừng Bạch đàn uro mới trồng ở Bắc Giang bị mối hại 20,9%, rừng Keo lai ở Thái Nguyên bị mối hại 20,4%, rừng Keo tai tượng ở Hòa Bình bị mối hại 28,1% đã ảnh hưởng đến kinh tế. Việc xử lý phòng mối cho cây bắt đầu trồng mang lại hiệu quả cao hơn xử lý khi cây đã bị hại.
Từ các kết quả trên cho thấy việc nghiên cứu về các loài côn trùng có hại nói chung và các loài mối xâm hại rừng trồng và cây con vườn ươm là rất cần thiết và có ý nghĩa. Đặc biệt, là ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nơi có khí hậu ẩm nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho các loài côn trùn như Mối phát triển. Từ các kết quả nghiên cứu trên các tính Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ và Thái Nguyên nên phổ biến, tuyên truyền cho các bên liên quan, đặc biệt là các chủ rừng có phương án phòng trừ mối hiệu quả.
 
Bài viết liên quan
​Phương pháp Diệt mối hại hiệu quả và phổ biển ở Việt Nam
​Phương pháp Diệt mối hại hiệu quả và phổ biển ở Việt Nam
Diệt trừ Mối hại cây thân gỗ quanh nhà bạn
Diệt trừ Mối hại cây thân gỗ quanh nhà bạn